Hiện tượng say cà phê thường xảy ra ở những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với caffeine hoặc dùng quá liều. Vậy nguyên nhân bị say cà phê và cách xử lý khi bị say cà phê thế nào cho hiệu quả.

Say cà phê là gì?

Cà phê có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên với một số người chỉ cần uống một chút cà phê đã cảm thấy khó chịu. Trong cà phê chứa một lượng caffeine bên cạnh việc giúp bạn tỉnh táo, tuy nhiên nếu bạn uống nhiều hơn 400mg caffeine một ngày hoặc chưa từng sử dụng loại thức uống này, cơ thể trở nên nhạy cảm với các thành phần trong cà phê. Đó gọi là hiện tượng say cà phê.

Nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi tiêu thụ một lượng lớn caffeine như rối loạn nhịp tim, co giật, mất cân bằng nội tiết tố.

» Xem thêm: 20 lợi ích của cà phê với sức khỏe

Say cà phê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Nguyên nhân khiến bạn bị say cà phê

Bạn có thắc mắc tại sao caffein trong cà phê làm bạn bị say và gặp những triệu chứng khó chịu không? Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao chúng ta bị say cà phê:

Do caffeine

Caffeine là chất kích thích có khả năng tác động lên tuyến thượng thận. Từ đó, nó giải phóng Epinephrine (Adrenaline) và Norepinephrine (Noradrenaline). Những chất này đẩy mạnh hoạt động của các các hormone.

Khi chúng ta dung nạp quá nhiều caffeine thì nhịp tim sẽ tăng, từ đó khiến cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra nhiều adrenaline hơn. Điều này khiến bạn có cảm giác tim đập nhanh hơn, huyết áp dần tăng cao, các triệu chứng căng thẳng thần kinh như bồn chồn, lo lắng, ù tai,… xuất hiện.

Ngoài ra, caffeine kích thích tiết axit dịch vị. Nếu bạn uống cà phê lúc bụng đói sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra cảm giác bụng khó chịu cồn cào.

» Xem thêm: Caffeine là gì? 8 lầm tưởng về caffeine với sức khỏe

Say cà phê là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Nạp nhiều cafein sẽ dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, huyết áp cao

Do di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến say cà phê.

Những người có biến thể gen sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ caffein. Khi họ uống cà phê, lượng caffeine ở lại trong cơ thể họ khá lâu và tích tụ dần nên dễ gây say cà phê. Ở phụ nữ mang thai say cà phê thì khả năng em bé sau này cũng sẽ bị dị ứng caffeine và bị say cà phê giống mẹ.

Những người không có biến thể gien trên thì có thể chuyển hóa caffeine nhanh hơn nên khó say hơn.

Độ tuổi

Mức độ say cà phê và ngộ độc cà phê cũng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Ví dụ, người trưởng thành dùng tối đa 400mg caffeine mỗi ngày. Đối với người dưới 16 tuổi mức độ cà phê có thể sử dụng là 100mg/ngày.

Đối với người với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp, bệnh về đường hô hấp, thì chỉ có thể nạp 100 – 150mg. Chỉ nên uống 80 mg/ngày đối với phụ nữ có thai và cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi không nên uống cà phê. Nếu vượt ngưỡng cho phép của cơ thể thì có các triệu chứng như chóng mặt, cồn cào ruột gan,… thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Các triệu chứng say cà phê

Các triệu chứng say cà phê thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác lo âu, bồn chồn, khó chịu,
  • Bị khô miệng hoặc ợ nóng
  • Nhịp tim tăng nhanh và cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, da ửng đỏ.

Các triệu chứng say cà phê nặng:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Co giật, tăng đường huyết cấp tính, da tái nhợt, vã mồ hôi lạnh.

Ngoài ra, say cà phê còn do cơ thể dị ứng với caffein đây là trường hợp ít gặp. Các triệu bao gồm từ nhẹ đến nặng như: phát ban, sưng, ngứa ngáy môi và lưỡi, buồn nôn và ói mửa, khó thở,đau bụng, da tái… giảm huyết áp đột ngột. Nếu không được điều trị kịp thời trong trường hợp này có thể đe dọa đến tính mạng.

Say cà phê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Say cà phê dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Say cà phê kéo dài bao lâu?

Say cà phê có thể bắt đầu sau khoảng 15 phút sau khi uống và kéo dài tới khoảng 6 giờ sau đó. Đối với phụ nữ mang thai, thời gian này có thể tăng đến 15 giờ.

Say cà phê phải làm sao?

Khi gặp phải các triệu chứng say cà phê, bạn đừng quá lo lắng, hãy thử những cách chữa say cafe dưới đây nhé.

Uống nước lọc

Khi bị say cà phê, bạn nên uống nhiều nước lọc. Chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất độc này.

Bổ sung nước giúp độ ẩm của cơ thể phục hồi và bù đắp lại các khoáng chất đã mất, điều hòa lại hoạt động của các cơ quan, tim đập ổn định hơn.

Say cà phê : Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí
Uống nhiều nước giúp bạn nhanh chóng giảm say cà phê và cảm giác mệt mỏi.

Vận động nhẹ

Vận động nhẹ giúp cơ thể loại bỏ caffeine ra khỏi cơ thể nhanh hơn thông qua tuyến mồ hôi, cân bằng lại nhịp tim và nhịp thở. Nếu bạn nạp nhiều caffeine vào cơ thể, chỉ cần cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Lúc này, lượng cafein được loại bỏ và  cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường.

Say cà phê : Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí
Vận động nhẹ giúp đào thải lượng caffein dư thừa trong cơ thể

Uống nước cam

Một trong những cách đơn giản để cải thiện tình trạng say cà phê là uống nước cam. Nước cam giúp làm loãng nồng độ caffeine trong cơ thể đồng thời chứa vitamin C và khoáng chất giúp cơ thể khỏe hơn.

Say cà phê : Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí
uống nước cam là một phương pháp điều trị say cà phê rất tốt

Bổ sung kẽm và magie

Kẽm và magie là hai thành phần có thể gây ức chế tác động của caffeine lên cơ thể. Do đó, để giảm nhẹ những triệu chứng say cà phê bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm và magie như chuối, bơ..

Say cà phê : Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí

Bổ sung tinh bột

Việc bổ sung tinh bột sẽ giúp dạ dày hấp thụ từ từ toàn bộ lượng caffeine có trong cơ thể. Bạn chỉ nên nạp một lượng tinh bột vừa phải, tránh ăn quá no.

Say cà phê : Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí
Bổ sung a tinh bột giúp bạn tỉnh táo hơn

Một số lưu ý giúp bạn hạn chế say cà phê

  • Hiện tượng say cà phê chủ yếu do bạn nạp quá nhiều caffeine so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống cà phê với lượng vừa phải và nên uống sau bữa ăn sáng là tốt nhất.
  • Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc, dẫn đến tình trạng say cà phê hay thậm chí là ngộ độc. Vậy nên bạn nên kiêng cà phê nếu đang uống một loại thuốc chữa bệnh nào đấy. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải cai cà phê, bạn có thể đợi 2 – 3 tiếng sau khi uống thuốc mới uống cà phê để an toàn hơn.
  • Không uống cà phê chung với rượu bia  vì các chất này  gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Vậy nên bạn cần tránh rượu bia nếu đã uống cà phê nhé.
  • Hạn chế hoặc không dùng cà phê đối với phụ nữ có thai, cho con bú, người bệnh tim mạch, dạ dày.
  • Không nên uống cà phê khi đói sẽ  gây nên tình trạng cào ruột, bồn chồn. Lượng caffeine cũng hoạt động mạnh hơn làm tim đập nhanh hơn.

Bài viết trên là những lời khuyên của chúng tôi dành cho những ai đang chưa biết hoặc đang đau đầu vì tình trạng say cà phê. Tuy nhiên nếu bạn bị tình trạng say cà phê quá nặng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đổi sang loại thức uống khác an toàn cho sức khỏe nhé.

» Xem thêm: Uống cà phê buổi sáng có tốt không? Nên uống cà phê lúc nào?